Bài tuyên truyền phòng bệnh của trường Tiểu học Hồng Dương

Thứ năm - 19/09/2024 10:53
Giúp các em hiểu và nắm được nguyên nhân sâu răng, viêm lợi từ đó biết cách giữ gìn vệ sinh răng miệng và bỏ những thói quen sấu có hại cho răng để phòng bệnh răng miệng.
răng miệng
răng miệng
1.Nguyên nhân sâu răng
Thức ăn sau khi ăn, nếu không được làm sạch sẽ tạo thành mảng bám, trong mảng bám có nhiều loại vi khuẩn. Vi khuẩn gây sâu răng sẽ lên men thức ăn ngọt dính sinh ra axit và gây sâu răng. Vi khuẩn gây viêm lợi sẽ tiết ra độc tố gây viêm lợi.
2. Cách phòng bệnh
- Vì vậy muốn phòng bệnh trước tiên chúng ta phải làm sạch răng và khoang miệng để cho vi khuẩn không có cơ hội phát triển. Có thể làm sạch răng bằng cách sau:
+ Chúng ta phải vệ sinh răng hàng ngày bằng cách xúc miệng với nước nhiều lần sau khi ăn súc miệng là biện pháp tạm thời để lấy thức ăn bám trên răng có thể dùng nước nguội, nước muối pha loãng.
+ dùng bàn trải đánh răng ít nhất 2 lần/ngày chải thật kỹ ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ
-Ăn đầy đủ chất bổ dưỡng để răng, lợi chắc khỏe VD: thịt, cá, tôm, dầu thực vật, ngô sắn…ăn nhiều hoa quả tươi có nhiều sinh tố và chất xơ giúp làm sạch răng như: cam, bưởi, mận, dưa hấu, cà rốt,táo.
- Không nên ăn thức ăn có hại cho răng: thức ăn chứa bột đường vì thức ăn này dễ bám dính vào răng những thức ăn này nếu ăn liên tục sẽ bị sâu răng hạn chế ăn những loại thức ăn như: Kẹo mút,bánh ngọt, kem, nước ngọt …nếu ăn thì nên ăn vào sau bữa ăn chính để sau đó làm sạch răng ngay. Nếu các em trong lúc đi chơi, ăn trong giờ ra chơi không có bàn chải để chải ngay thì uống nhiều nước để làm sạch răng sau đó về nhà phải chải răng ngay.
- Xúc miệng bằng fluor 0,2% tại trường , dùng kem đánh răng có chứa fluor
- Không nên dùng các vật nhọn xỉa răng làm cho răng hở lợi bị trầy gây tổn thương lợi
- Không dùng răng để cắn bút, cắn móng tay lâu ngày sẽ làm răng bị vểnh ra và có thể làm chết tủy răng. Không dùng răng cắn các vật cứng như: nút chai bia, viên đá…sẽ làm men răng bị mẻ gây rạn nứt răng.
- Không ăn thức ăn quá nóng và quá lạnh cùng một lúc VD: Vừa ăn phở nóng rồi uống nước lạnh ngay dế làm rạn nứt men răng.
- Không ngồi chống cằm khi học hoặc chơi các trò chơi nguy hiểm có thể làm gãy răng
- Không dùng bàn chải cũ quá để đánh răng như bàn chải long đã mòn,tòe vì chải răng không sạch lại làm trầy lợi. Nên thay bàn chải 3-6 tháng 1 lần.
- Nên đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện răng bị bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời.
Hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các em những bước đánh răng đúng cách như sau:
Bước 1: Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, dấp một ít nước cho ẩm và để một lớp mỏng kem đánh răng lên bề mặt lông bàn chải, nên chọn loại kem có chứa flour.
Bước 2: Khi bắt đầu đánh răng nên chải hàm trên, ở bên trái trước( mặt gần má ) theo chiều kim đồng hồ,  đặt lông bàn chải hướng về đường viền nướu răng một góc 45 0, rồi dịch chuyển bàn chải theo vòng tròn ngắn trên bề mặt răng khoảng 20 giây.
Bước 3:  Dùng lông bàn chải ‘’ quét ’’ từ đường viền nướu răng đến bề mặt răng để làm sạch các mảng bám thức ăn trong kẽ răng và khe nướu.
Bước 4: Tiếp tục chải ‘’ xoay tròn’’ theo chiều kim đồng hổ  đối với hàm dưới bên trái. Lặp lại bước 2 và 3 cho bề mặt răng ở phía trong của hàm trên và hàm dưới.
Bước 5: Chải mặt trong của răng cửa hàm trên ( gần lưỡi ) bằng cách sử dụng đỉnh đầu bàn chải và dùng lông bàn chải để chải nhẹ từ đường viền nướu răng xuống bề mặt của răng. thực hiện động tác này 2-3 lần.
Bước 6: Đối với mặt trong của răng trước hàm dưới, thì cũng đặt lông đỉnh đầu bàn chải về đường viền nướu răng, sau đó chải nhẹ lên. thực hiện 2-3 lần.

Bước 7: Chải mặt nhai của răng hàm trên và dưới bằng cách xoay tròn bàn chải.
Bước 8:Chải lưỡi và mặt trong của má: xoay nhẹ nhàng lông bàn chải theo chuyển động tròn trên bề mặt lưỡi và phía trong má khoảng 30 giây.
Bước 9: Súc miệng bằng nước sạch hoặc cũng có thể dùng nước súc miệng.

Lưu ý:
- Chải sạch tất cả các bề mặt của răng.
- Không đánh răng quá mạnh.
- Thời gian đánh răng ít nhất 2 phút.
- Đánh răng ngay sau khi ăn, trước khi ngủ.
- 3 tháng nên thay bàn chải một lần.

Sau ngày hôm nay cô hi vọng các em về sẽ chăm sóc răng miệng thật tốt để làm răng sạch đẹp, miệng thơm tho và không còn ai phai lo lắng về vấn đề răng miệng nữa nhé
          Cuối cùng xin chúc các em một kiến thức bổ ích để phòng chống bệnh răng miệng!
 
         T. M Ban giám hiệu                                               Người biên soạn
 


       Đỗ Thị Hồng Thúy                                                       Lê Thị Hòa

 
 Thời gian thực hiện: Giờ chào cờ ngày 18/09/2024
Người thực hiện: Lê Thị Hòa
Đường tuyền truyền : Qua zalo, tuyên truyền miệng.
Hình thức tuyên truyền: Có bài tuyên truyền.















TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG DƯƠNG
TUYÊN TRUYỀN VỀ TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ
 
 Khái niệm: Thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá thông thường. Nhưng khác với thuốc lá thường, nó hoạt động bằng cách sử dụng thiết bị điện tử có hệ thống pin sạc làm nóng dung dịch lỏng hòa tan, tạo ra dạng khí dung cho người dùng hít vào luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống thuốc lá thật.
Nếu là một điếu thuốc lá bình thường thì quy trình sử dụng sẽ là châm lửa, hít và nhả khói, người sử dụng sẽ hít khói vào để cung cấp nicotine cho phổi. 
Nhưng một điếu thuốc điện tử lại không dựa vào quá trình đốt cháy này, thay vào đó nó chuyển đổi một lượng dung dịch chất lỏng nicotine bốc hơi trong buồng nóng thành hơi nước hay sương mù để người dùng hít vào.Dung dịch này chứa Nicotin trộn với dung dịch nền thường là propylene glycol, cùng hương liệu và các chất hoá học khác. Đầu thiết bị có một đèn led, mô phỏng ánh sáng của một điếu thuốc đang cháy.
Thuốc lá điện tử rất đa dạng về hình dạng và kích thước, nhưng kết cấu chung bao gồm một pin, một bộ đốt, buồng chứa dịch lỏng và phần ngậm hút.
 
Các sản phẩm thuốc lá mới hiện được các công ty thuốc lá giới thiệu là một sản phẩm ít hại hơn so với thuốc lá điếu thông thường.Tuy nhiên đây chỉ là các quảng cáo nhằm gây nhầm lẫn. Các bằng chứng đến thời điểm hiện tại cho thấy cả thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đều có chứa các thành phần độc hại, khi sử dụng đều có sự đốt cháy và có khói, hơi tỏa ra môi trường gây hại cho người xung quanh.
Thuốc lá điện tử có chứa nhiều chất độc như hóa chất hương liệu, kim loại và Nicotine nên có hại cho sức khỏe. Nhiều người vẫn thường lầm tưởng thuốc lá điện tử không gây hại vì khi hút vào không tỏa ra khói hay có chứa mùi khó chịu như hút thuốc lá thông thường. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của sản phẩm này chẳng kém cạnh gì thuốc lá điếu thông thường.
1. Tác hại của thuốc lá điện tử gây viêm phổi
Các hóa chất hương liệu được sử dụng trong thuốc lá điện tử có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Một số chất phụ gia hương vị như diacetyl (trong bắp rang bơ) có thể an toàn khi dùng ở số lượng nhỏ nhưng sẽ gây nguy hiểm cho bạn khi hít phải trong thời gian dài.
Diacetyl đã được chứng minh là gây ra một bệnh phổi nghiêm trọng tên là viêm tiểu phế quản (popcorn lung).Điều này gây lo ngại cho các chuyên gia y tế về sự hiện diện của nó trong thuốc lá điện tử.Không chỉ vậy, các bệnh về phổi cũng là nguyên nhân lớn gây tử vong cho người hút thuốc lá. 
Các nhà nghiên cứu mới chỉ phát hiện diacetyl là một trong những hóa chất trong thuốc lá điện tử gây hại cho sức khỏe của bạn.Những chất phụ gia khác vẫn cần thêm thời gian để tìm hiểu liệu chúng có gây ra mức rủi ro tương tự hay không.
 
2. Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng não và thận
Chất lỏng trong thuốc lá điện tử khi được bay hơi bị nhiễm với kim loại nặng từ cuộn dây trong thiết bị điện tử sẽ tạo ra các hợp chất hóa học gây nguy hại cho cơ thể của bạn.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe Môi trường vào tháng 2 năm 2018 đã phát hiện khoảng một nửa số mẫu thuốc lá được phân tích có hàm lượng chì cao hơn tiêu chuẩn an toàn do Cơ quan Bảo vệ Môi trường đưa ra.
Các kim loại độc hại như chì rất khó để cơ thể bạn xử lý nên sẽ dễ dàng tích tụ trong cơ thể khi bạn thường xuyên tiếp xúc với kim loại này. Chính vì vậy, tác hại của thuốc lá điện tử có thể gây tổn thương cho não, thận và các cơ quan quan trọng khác.
 
3. Tác hại của thuốc lá điện tử gây nghiện
Chất nicotine được tìm thấy trong thuốc lá điện tử có thể khiến bạn bị nghiện do ảnh hưởng đến “trung tâm khen thưởng” của não và khiến bạn muốn tiếp tục sử dụng loại thuốc lá này. Bạn càng sử dụng nhiều nicotine thì bạn càng cảm thấy dễ chịu.
Trong thời gian cai nghiện thuốc lá, cơ thể bạn cũng có thể cảm thấy rất khó chịu và không thể cưỡng nổi nicotine cho đến khi bạn có thể cân bằng lại cuộc sống mà không có nó.
Nicotine không chỉ gây nghiện mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn bao gồm ảnh hưởng não, mạch máu và hệ thống miễn dịch.Bạn tiếp xúc nicotine càng nhiều thì nó càng ảnh hưởng sức khỏe tổng thể của bạn.
 
4. Thuốc lá làm bạn tăng nguy cơ chấn thương
Thuốc lá điện tử sử dụng pin lithium-ion để làm nóng cuộn dây và tạo ra hơi khói. Nếu pin bị hỏng sẽ làm cho thiết bị thuốc lá trở nên quá nóng, dễ bắt lửa hoặc thậm chí phát nổ.
Cơ quan cứu hỏa Hoa Kỳ (U.S. Fire Administration) cho biết có gần 200 sự cố như trên đã được báo cáo từ năm 2009 đến năm 2016. Trong số 200 người gặp sự cố thì có 133 vụ gây thương tích khi đang sử dụng thuốc lá điện tử hoặc đang để chúng trong túi.
 
5. Tác hại của thuốc lá điện tử với trẻ nhỏ
Hương liệu được sử dụng trong thuốc lá điện tử như hương chocolate hoặc hương kẹo bông không chỉ hấp dẫn người lớn mà còn kích thích sự tò mò của trẻ nhỏ.
Nếu bạn không để thuốc lá điện tử xa tầm tay của trẻ nhỏ thì chúng có thể chạm vào, uống hoặc hít chất lỏng trong thiết bị. Trẻ cũng có thể vô tình cho chất lỏng vào mắt hoặc đổ trên da dẫn đến bệnh nặng hoặc tử vong.
Theo số liệu thống kê từ trung tâm chống độc ở Hoa Kỳ có tới 42% số người bị ngộ độc thuốc lá điện tử, một nửa trong số đó là trẻ em dưới 6 tuổi.
 
6. Tác hại của thuốc lá điện tử gây ra bệnh tim
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu cho thấy tác hại của thuốc lá điện tử ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bạn.Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc lá điện tử và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như gây đau tim.
Nicotine có trong thuốc lá điện tử có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và thậm chí là mắc bệnh về tim mạch. Trên thực tế, nghiên cứu còn cho thấy những người dùng thuốc lá điện tử có khả năng bị đau tim gần gấp đôi so với người không sử dụng.
7. Thuốc lá điện tử khiến cho hơi thở có mùi
Hơi được tạo ra bởi thuốc lá điện tử có chứa các hạt nhỏ có thể gây kích ứng hoặc làm hỏng mô phổi khiến bạn dễ bị đau ngực hoặc gặp các vấn đề về hơi thở.Nếu bạn là người sử dụng cả thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu thì hơi thở của bạn còn nặng mùi trầm trọng hơn nữa.
 
8. Thuốc lá điện tử ảnh hưởng thanh thiếu niên
Tố Chức Kiểm Soát & Phòng Ngừa Bệnh Tật đã ước tính có khoảng 3,6 triệu học sinh cấp 2 và học sinh cấp 3 sử dụng thuốc lá điện tử vào năm 2018, tăng hơn 1 triệu người so với năm 2017. Các nghiên cứu còn cho thấy số lượng này sẽ tiếp tục tăng lên.
Thanh thiếu niên thường dễ bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm thuốc lá điện tử, đặc biệt là những sản phẩm có chứa nicotine.Không chỉ vậy, bộ não của thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển cũng dễ dàng lạm dụng các chất kích thích khác khi lớn lên.
Nicotine có thể khiến người trẻ tuổi gặp nguy cơ bị rối loạn tâm trạng, giảm kiểm soát xung động và tác động tiêu cực đến các phần của não chịu trách nhiệm về ghi nhớ và học tập.
Một số người thường sử dụng thuốc lá điện tử để hút thay thế cho thuốc lá bởi tác hại của thuốc lá là gây ung thư, rối loạn cương dương, thậm chí gây chết người. Tuy nhiên, thuốc lá điện tử không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt là sản phẩm cai thuốc lá vì thậm chí nó còn khiến bạn nghiện cả hai loại.
Bạn có thể sử dụng những phương pháp tự nhiên cai thuốc lá và thuốc lá điện tử là ăn yến mạch, gừng, uống nước ép củ cải, nước ép nho, mật ong, cam thảo… Những thực phẩm này sẽ giúp bạn giảm cơn thèm hút thuốc.
Thuốc lá điện tử không chỉ gây ảnh hưởng đến người lớn, thanh thiếu niên mà còn ảnh hưởng đến cả trẻ nhỏ.Bạn nên nhận biết sớm những tác hại của thuốc lá điện tử với sức khỏe để tránh xa khói thuốc có thể gây chết người này nhé.
            T. M Ban giám hiệu                                               Người biên soạn
 


          Đỗ Thị Hồng Thúy                                                       Lê Thị Hòa

 
 Thời gian thực hiện: Giờ chào cờ ngày 4/03/2024.
Người thực hiện: Lê Thị Hòa
Đường tuyền truyền : Qua zalo, tuyên truyền miệng.
Hình thức tuyên truyền: Có bài tuyên truyền.
                                                            

 
 
 











TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG DƯƠNG

 

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA

IMG_256
 * Cũng theo tổ chức phi chính phủ HealthBridge tại Việt Nam cho thấy mỗi năm cả nước ta tiêu thụ khoảng 3 tỷ lít bia, 200 triệu lít rượu. Đáng lưu ý khi có đến 70% đàn ông Việt Nam uống rượu, bia và cứ trong 4 người thì có 1 người sử dụng rượu, bia ở mức độ có hại. Bất kể từ dịp gì, từ các buổi liên hoan cho đến các đám hiếu, hỷ và thậm chí trong cả các bữa cơm hàng ngày người ta vẫn uống bia rượu như một nhu cầu tất yếu. Và nhiều người vẫn nghĩ, mỗi tuần uống 2-3 lần, mỗi lần dăm bảy chén là bình thường, có gì mà nguy hại. Chính sự coi nhẹ này một phần lý giải vì sao tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến rượu bia ở nước ta lại ngày càng gia tăng.
        -  Ngoài những tác hại dễ nhận thấy sau khi uống như: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, chất cồn trong rượu bia còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể mà chúng ta không ngờ tới.
        -  Đáng lưu ý nhất là rượu bia gây hại mạnh nhất lên gan, có thể dẫn tới các bệnh lý nghiêm trọng về gan, khiến gan không chuyển hóa được chất độc, làm các độc tố tồn ứ trong cơ thể, gây độc cho các cơ quan. Việc này tạo thành vòng lặp lại khiến cơ thể suy yếu nhanh chóng và rất dễ mắc các bệnh lý về gan sau như xơ gan do rượu hoặc ung thư gan.
          Ngoài các bệnh lý về gan, những người uống nhiều rượu bia còn phải đối mặt với hàng hoạt các vấn đề về sức khỏe như bệnh lý tim mạch, gút, viêm loét dạ dày - tá tràng, tiểu đường, cao huyết áp...gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
         - Với mục tiêu nhằm giảm tác hại của việc sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế thông qua các biện pháp về giảm mức tiêu thụ rượu, bia; quản lý việc cung cấp, hạn chế tính sẵn có của rượu, bia; giảm tác hại, bảo đảm nguồn lực để phòng, chống tác hại của rượu, bia góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe người dân, phòng ngừa tai nạn giao thông và các tác động đến kinh tế, xã hội, ngày 14/6/2019, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (sau đây gọi tắt là Luật) có hiệu thi hành từ ngày 01/01/2020. Để việc triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật trong thực tiễn cuộc sống, chúng ta cần lưu ý một số quy định sau:
         - Thứ nhất: Cấm ép buộc người khác uống rượu, bia: Tại khoản 1 Điều 5 Luật quy định cấm hành vi: “Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia”. Kể từ ngày 01/01/2020, người nào thực hiện hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia là vi phạm pháp luật. Hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia có thể hiểu là hành vi rủ rê, ép người khác uống không theo ý muốn của họ hay là hành vi thách đố nhau uống rượu, bia.
         - Thứ hai: Đã uống rượu, bia thì không lái xe: Tại Điều 5 của Luật có 13 hành vi bị nghiêm cấm, trong đó đáng chú ý là hành vi: “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Như vậy, việc cấm lái xe khi vừa uống rượu, bia đã chính thức được luật hóa. Đây là một quy định hoàn toàn mới so với quy định trước đây được quy định trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008, đó là “Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông”. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ cần người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu có nồng độ cồn là đã vi phạm chứ không cần phải có nồng độ cồn vượt mức so với quy định trước đây thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là một điểm mới rất quan trọng mà tất cả chúng ta cần phải nắm rõ để tránh vi phạm. Quy định này cũng nhằm giảm thiếu đến mức thấp nhất những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra do lái xe sử dụng rượu, bia thiếu ý thức, không tuân thủ pháp luật trong thời gian qua.
         - Hiện nay, việc xử phạt đối với hành vi “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” được thực hiện theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ), theo đó, các mức xử phạt đều cao hơn so với trước đây.
         - Thứ ba: Không quảng cáo rượu, bia dưới 5,5 độ trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ. Theo quy định, việc quảng cáo đối với rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên bị nghiêm cấm. Đối với trường hợp quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt tại khoản 3 Điều 12 của Luật, cụ thể: “Không quảng cáo trên truyền hình trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hàng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ”.
          Thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hàng ngày được coi là “khung giờ vàng” để quảng cáo. Việc quy định thời gian quảng cáo trong khoảng thời gian này là một trọng những biện pháp nhằm giảm mức thiêu thụ rượu, bia.
         - Thứ tư: Tổ chức, cá nhân kinh doanh không được tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia: Tài trợ là hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt, sản phẩm hay một dịch vụ nào đó của doanh nghiệp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân; đồng thời là một hình thức quảng cáo, tiếp thị của doanh nghiệp. Rượu, bia là mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng, nên cần có quy định để quản lý hoạt động tài trợ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu, bia. Do đó Điều 14 quy định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia thực hiện tài trợ phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc tài trợ và không được tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia”. Việc quản lý tài trọ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia cũng là một trong những biện pháp giảm mức tiêu thụ của rượu, bia.
          -Thứ năm: Phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi
Tại khoản 5 Điều 32 của Luật quy định: “Cơ sở bán, rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh".
        -  Dưới đây là những tác hại của rượu bia gây cho người uống.
          Như chúng ta đã biết, uống rượu bia nhiều sẽ khiến chúng ta thường có cảm giác: đau nhức đầu, nôn, mệt mỏi, lú lẫn…không những thế về lâu dài sẽ là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra các vấn đề liên quan đến gan, thận, thần kinh, tim mạch, ung thư và nhiều vấn đề khác nữa…
          -Ảnh hưởng tới não bộ: Khi một lượng cồn lớn vào trong cơ thể chúng gây rối loạn bộ não của cơ thể, khiến bộ não của chúng ta không còn kiểm soát, điều chỉnh được các hoạt động của các trung tâm dưới vỏ. Từ đó gây ra các hành động tiêu cực của người uống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát và liễu lĩnh hơn.
         - Tác hại với dạ dày: Theo một số nghiên cứu, khi rượu bia vào trong cơ thể chũng bị phân hủy từ ethanol thành các acetaldehyde (chất rất độc) có thể gây viêm loét dạ dày. Khi lượng bia, rượu đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra bệnh viêm loét dạ dày, loét  dạ dày và tá tràng.
         - Tác hại với gan: Khi rượu vào cơ thể nó được hấp thụ nhanh với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30 -60 phút tòan bộ rượu được hấp thu hết.  Sau đó, rượu được chuyển hóa chủ yếu vào tại gan (90%). Chính vì lý do này mà chức năng ngăn các chất độc khác nhau do máu mang từ ruột hoặc ở ngoài đến gan bị suy giảm, dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan.
         - Tác hại với tim mạch, huyết áp: Rượu gây ra thiếu B1, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, phù, tím tái, giảm khả năng gắng sức… dần dần dẫn tới suy tim. Nhiễm độc rượu dẫn tới viêm cơ tim cấp, gây nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, rượu còn gây rối loạn nhịp nhĩ hay nhịp thất, nhất là nhịp nhanh kịch phát ở những người bình thường.
 
         - Giảm sức đề kháng của cơ thể: Rượu bia làm giảm khả năng tấn công vi khuẩn và phòng ngừa bệnh tật của hệ miễn dịch. Chính vì thế mà người say rượu rất dễ bị cảm, trúng gió …
         -  Ảnh hưởng đến sức khỏe: Rượu bia làm suy yếu sự trao đổi chất, gia tăng axit uric – nguyên nhân của bệnh gout. Người uống rượu sẽ thường cảm thấy đau nhức, mỏi xương khớp.
        -  Ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản: Đối với nam giới, nồng độ cồn trong máu từ 8 -10 g/100cc đủ làm giãn nở mạch máu , gây cản trở quá trình quan hệ, đặc biệt rượu bia còn làm ảnh hưởng chất lượng tinh trùng, khi kết hợp với trứng để thụ thai dễ dẫn đến suy yếu thế hệ.
          Đối với nữ giới nghiện rượu sẽ làm suy yếu vùng hạ đồi - tuyến yên, buồng trứng dẫn đến trứng không rụng nữa, gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây nguy cơ sinh non…
          -Gây ra các bệnh về tâm thần: Rượu là một chất tác động tâm thần mạnh. Sử dụng rượu nhiều sẽ gây ra một số các bệnh lý rối loạn tâm thần.

   T. M Ban giám hiệu                                               Người biên soạn
 


          Đỗ Thị Hồng Thúy                                                       Lê Thị Hòa

 
 Thời gian thực hiện: Giờ chào cờ ngày 29/02/2024.
Người thực hiện: Lê Thị Hòa
Đường tuyền truyền : Qua zalo, tuyên truyền miệng.
Hình thức tuyên truyền: Có bài tuyên truyền.
                                                            




































TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG DƯƠNG

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH Ở TRẺ EM

I. Thế nào là suy dinh dưỡng?
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể.
Biểu hiện của suy dinh dưỡng là trẻ chậm lớn, có tầm vóc thấp bé hơn trẻ bình thường, dễ mắc bệnh, kém linh hoạt, kết quả học tập cũng bị ảnh hưởng do thiếu các vi chất có liên quan đến sự phát triển của trí não như sắt và iốt. Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng mắc phải khi mức cung ứng các chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu sinh lý của trẻ.
Tuy vậy, các thể suy dinh dưỡng này cũng có ý nghĩa quan trọng vì đứa trẻ dễ mắc bệnh, tăng nguy cơ tử vong và thường kèm theo thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Đáng chú ý là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa ít được người mẹ, các thành viên khác trong gia đình chú ý tới vì trẻ vẫn bình thường. ở một cộng đồng (xóm, làng, xã) có nhiều trẻ suy dinh dưỡng, ta càng khó nhận biết được vì chúng đều "nhỏ bé" như nhau. Do đó, suy dinh dưỡng trẻ em cần được sự quan tâm của mọi người.
II. Những nguyên nhân thường gặp:
Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai. Cụ thể: 
1. Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn giặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh.
2. Trẻ biếng ăn. Có nhiều lý do như:
- Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng.
- Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ.
- Cách chăm sóc trẻ không phù hợp (quá căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý).
3. Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn.
4. Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,...
5. Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn: trẻ hoạt động quá nhiều, hoặc sống trong môi trường quá nóng, quá lạnh, làm tiêu hao năng lượng nhiều; hoặc trẻ bị bệnh nặng có nhu cầu các dưỡng chất cao mà không được cung cấp tăng cường.
III. Cần can thiệp sớm
Ðối với trẻ suy dinh dưỡng, việc hồi phục đòi hỏi một khoảng thời gian dài.
Riêng chiều cao có thể trẻ sẽ không trở về được chuẩn trung bình như chúng ta mong muốn dù được điều trị hết sức tích cực. Vì vậy, việc can thiệp sớm ngay
từ khi trẻ có một trong những biểu hiện rối loạn về dinh dưỡng là điều quan trọng.
Các biểu hiện này bao gồm:
1. Biếng ăn.
2. Kém linh hoạt hoặc ưa quấy khóc.
3. Chậm tăng cân hoặc đứng cân liên tục trong 2-3 tháng.
4. Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng chiều cao liên tục trong 2-3 tháng.
5. Rối loạn giấc ngủ(ngủ trằn trọc, ngủ giấc ngắn,  giật mình khóc thét khi đang ngủ).
6. Rụng tóc vùng chẩm (chiếu liếm).
7. Chậm mọc răng.
8. Da xanh dần, cơ nhão dần. 
9. Chậm biết đi. 
10. Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng. 
IV. Làm thế nào để biết trẻ bị suy dinh dưỡng?
Theo dõi cân nặng hàng tháng là cách tốt nhất để nhận ra đứa trẻ bị suy dinh dưỡng hay không. Trẻ bị suy dinh dưỡng khi không tăng cân, nhẹ cân hơn đứa trẻ bình thường cùng tuổi. Căn cứ vào biểu đồ theo dõi sức khỏe trẻ.
 *Các thể loại suy dinh dưỡng: Chia  ra làm 3 thể:
Thể nhẹ cân hay cân nặng theo tuổi thấp: Phản ánh cả sự chậm của quá trình tăng trưởng trong tình trạng thiếu dinh dưỡng.
Thể thấp còi: Thể còi cọc là một biểu hiện của sự chậm phát triển, thiếu về chiều cao theo chuẩn của độ tuổi hoặc một dấu hiệu của sự chậm lớn.
Thể gầy còm: Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do không lên cân hoặc đang tụt cân.
V. Ðể phát hiện sớm những biểu hiện này, cha mẹ cần:
- Theo dõi sát chế độ ăn của trẻ: xem trẻ có ăn hết suất và đủ bữa không.
- Quan sát da, cơ, răng, tóc của trẻ xem có những thay đổi như trên đã trình bày.
- Quan sát sự phát triển vận động của trẻ xem có bình thường (lật, ngồi, đứng chựng, đi... có đúng với lứa tuổi). 
- Thường xuyên đưa trẻ đến cơ quan y tế để cân, đo chiều cao mỗi 1-2 tháng, điều này giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao của trẻ.
- Xem trẻ có thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng không.
Cách phòng  bệnh:
- Chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ
- Nuôi con bằng sữa mẹ và thức ăn bổ sung
- Tiêm chủng đúng lịch
- Theo dõi cân nặng: trẻ dưới 24 tháng tuổi cân mỗi tháng 1 lần. trẻ trên 24 tháng tuổi cân đo 3 tháng/ lần để phát hiên sớm suy dinh dưỡng
Trên đây là những nguyên nhân, cách phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em mong qua buổi tuyên truyền này chúng ta sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ có sức khỏe tốt hơn.
 T. M Ban giám hiệu                                               Người biên soạn
 


          Đỗ Thị Hồng Thúy                                                       Lê Thị Hòa

 
 Thời gian thực hiện: Giờ chào cờ ngày 05/02/2024.
Người thực hiện: Lê Thị Hòa
Đường tuyền truyền : Qua zalo, tuyên truyền miệng.
Hình thức tuyên truyền: Có bài tuyên truyền.
                                                            
 
















TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG DƯƠNG
BÀI TUYÊN TRUYỀN NGÔ ĐỘC THỰC PHẨM
      Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc, nếu không kịp xử lý rất dễ nguy hiểm tới tính mạng. Biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, sốt... hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.
            Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh.
            Vì vậy người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản, trách nhiệm trong đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, cũng như cách bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm, đạo đức cao trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để góp phần phòng tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng.
            * Khuyến cáo thực hiện: 10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn:
            1. Chọn thực phẩm tươi an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
            2. Nấu chín kĩ trước khi ăn. Nấu chín kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới 70oc.
            3. Ăn ngay sau khi nấu. hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.
            4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60oc hoặc lạnh dưới 10oc. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
            5. Nấu lại thức ăn thật kĩ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kĩ lại.
            6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm nầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng dao, thớt để chế biến thực phẩm tươi sống).
            7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu  tay có vết thương phải băng kĩ và bọc kín vết thương trước khi chế biến thực phẩm.
            8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn, bếp luôn khô ráo sạch sẽ. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải giặt sạch sẽ.
            9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Giữ thực phẩm trong hộp kín, chặn, tủ kính, lòng bàn. Đó là cách bảo vệ tốt nhất. khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.
            10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ./.
 T. M Ban giám hiệu                                               Người biên soạn
 


          Đỗ Thị Hồng Thúy                                                       Lê Thị Hòa

 
 Thời gian thực hiện: Giờ chào cờ ngày 29/01/2024.
Người thực hiện: Lê Thị Hòa
Đường tuyền truyền : Qua zalo, tuyên truyền miệng.
Hình thức tuyên truyền: Có bài tuyên truyền.











TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG DƯƠNG
BÀI TUYÊN TRUYỀN HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC NÂNG CAO SỨC KHỎE CHO HỌC SINH
  * Hoạt động thể lực (HĐTL) là bất kỳ chuyển động cơ thể do cơ và xương tạo ra, trong quá trình thực hiện có sự biến đổi làm tăng nhịp tim, nhịp thở và gây tiêu hao năng lượng.
a. Một số hình thức hoạt động thể lực:
- Đi bộ, đá bóng.
- Bóng bàn, quần vợt .
- Cầu lông, nhảy dây, đá cầu, kéo co.
- Đi xe đạp, bóng rổ, bóng chuyền.
- Lao động vừa sức.
- Các bài thể dục thông thường, thể dục nhịp điệu.
- Các hoạt động ngoại khóa
- HĐTL càng kéo dài, hiệu quả càng lớn nhưng cường độ và thời gian HĐTL phải phù hợp tình trạng, tâm sinh lý và sức khỏe của từng bạn.  Ví dụ như bạn bị mệt mới ốm dậy thì không nên hoạt động quá sức hoặc có bạn bị bệnh về tim thì tuyệt đối không được hoạt động nặng chạy, nhảy…
b/ Vai trò của hoạt động thể lực đối với học sinh tiểu học
+ Giúp nâng cao sức khỏe và phát triển thể lực: nâng cao các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, mền dẻo của cơ thể.
+ Tạo điều kiện để cơ thể phát triển cân đối; kích thích và tăng cường hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, làm cơ sở quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển lành mạnh và giảm chấn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập và rèn luyện đạt kết quả tốt.
+ Giúp tăng cường nhận thức
- HĐTL giúp học sinh luôn nhanh nhẹn, thoải mái, tiếp thu bài tốt, cải thiện thành tích học tập.
- HĐTL cũng giúp làm giảm căng thẳng, bồn chồn và thiếu tập trung do phải ngồi liên tục trong lớp học.
+ Làm giảm yếu tố nguy cơ bệnh mạn tính trong tương lai. HĐTL ở học sinh là nền tảng cho sức khỏe tương lai tốt hơn.
- Nhiều bệnh và tình trạng sức khỏe xấu liên quan đến ít HĐTL như bệnh tim, đột quỵ, béo phì;
Chú ý: Sắp xếp cường độ, khối lượng và thời gian rèn luyện thể lực hợp lý. Trẻ em mỗi ngày phải đảm bảo hoạt động thể lực 60 phút, người lớn 30 phút (WHO).
II.  DINH DƯỠNG HỢP LÝ
Trong độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, lứa tuổi của HS đang học tiểu học hiện tại và bắt đầu bước vào giai đoạn tiền dậy thì, thậm chí có bạn đã bắt đầu dậy thì. Vì vậy đảm bảo dinh dưỡng ở thời kỳ này rất là quan trọng.
HS lựa chọn thực phẩm theo tháp dinh dưỡng mà các chuyên gia đã nghiên cứu
Tháp dinh dưỡng cho bé từ 6 tới 11 tuổi tiêu chuẩn được làm 6 tầng. Mỗi tầng lại có một khẩu phần ăn với các chế độ dinh dưỡng khác nhau. Càng về phần đáy kích thước khẩu phần ăn dành cho bé càng lớn. Đây chính là những loại thực phẩm mà các bậc phụ huynh nên bổ sung đầy đủ cho HS.
1. Tầng thứ 6 : Ăn hạn chế muối
- Natri có vai trò quan trọng trong điều hòa nồng độ acid, kiềm…giúp dẫn truyền thần kinh và điều hòa huyết áp động mạch
- Natri là thành phần cấu tạo của mật, dịch vị, mồ hôi và nước mắt
- Natri cần thiết trong khẩu phần ăn nhưng không giống như các chất dinh dưỡng khác, rất hiếm khi thiếu natri trong khẩu phần ăn hàng ngày, mà thường là thừa nhiều natri. Vì thế hiện nay 1 số bệnh tăng nhiều : bệnh thận, huyết áp cao..v.v
2. Tầng thứ 5 : Ăn ít:  đường
- Đường nhiều tác dụng khác nhau trong các món ăn, thức uống
- Đường tạo ra cảm giác ngon miệng khi sử dụng lượng vừa phải
- Ăn nhiều đường sẽ gây rối loại chuyển hóa tạo nên 1 số bệnh như sâu răng, tiểu đường, béo phì…
3 Tầng thứ 4: Ăn có mức độ: Dầu/Mỡ
- Chất béo được dự trữ trong các mô, là dung môi hòa tan các vitamin : VTM A, D,K, E
+ Chất béo động vật : mỡ, bơ
+ Chất béo thực vật : dầu vừng, đậu tương
4. Tầng thứ 3: Ăn vừa phải: Thịt; Thủy sản; Trứng Sữa ,chế phẩm sữa và hạt giàu đạm
- Cung cấp protein là thành phần của các vật chất sống. Protein tham gia vào cấu tạo tế bào, là một thành phần của các hormon, các men, tham gia quá trình sản xuất kháng thể…
- Chế độ ăn thiếu protein, các con dễ bị suy dinh dưỡng
- Chế độ ăn thừa protein sẽ gây gánh nặng cho gan, thận và tăng đào thải canxi
5. Tầng số 2 : Ăn đủ: Rau lá; Rau củ quả Trái cây; Quả chín
- Cung cấp chủ yếu vitamin và khoáng chất giúp xây dựng các tế bào, mpp, hệ thống miễn dịch…
- Nếu cơ thể không đáp ứng đủ về vi tamin và khoáng chất thì sẽ hây nên 1 số bệnh  ví dụ như không ăn rau xanh hoặc ăn quá ít : gây ra táo bón
6. Tầng số 1 : Ăn đủ Ngũ cốc (Gạo, bánh mỳ, bún, phở, ngô…); Khoai củ và sản phẩm chế biến ( khoai, miến…)
- Là nguồn cung cấp glucid và năng lượng chủ yếu cho cơ thể
- Ngũ cốc còn là nguồn cung cấp protein thực vật , VTM nhóm B( VTM B1, chất khoáng và chất xơ )
+ Nếu chế độ ăn thiếu hụt glucid, các con sẽ chậm tăng cân và mệt mỏi
+ Nếu chế độ ăn thừa glucid, các con sẽ có nguy cơ thừa cân , béo phì
Ngoài ra nên Uống đủ nước và tăng cường vận động thể lực
 - Vai trò của nước: là một trong những thành phần cơ bản của sự sống, ở trẻ em lượng nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể.
 - Hàng ngày cơ thể cần cung cấp khoảng 2500 ml nước, trong đó lượng nước được cung cấp từ quá trình chuyển hóa trong cơ thể là 350 – 400ml, lượng nước từ thức ăn chiếm khoảng 30%, phần còn lại là lượng nước uống, trung bình khoảng 1300 – 1500ml/ ngày tương đương 6-8 ly nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh và chuyển hóa cắt
- Các loại nước nên dùng:
          + Nước uống tốt nhất là nước sạch (đã được lọc và tiệt khuẩn) hoặc nước chín (đun sôi để nguội).
          + Nước trái cây, sữa không bổ sung thêm đường, nước rau luộc và nước canh.
          + Các loại nước nên hạn chế sử dụng: đó là các loại nước có gas, nước ngọt, các loại đồ uống có nhiều đường.

.Nhấn vào ảnh để phóng to
- Vậy dinh dưỡng lành mạnh là dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, hợp lý và đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thức ăn, đồ uống phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không trở thành nguồn gây bệnh.
- Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi món, tránh chỉ ăn một vài loại thực phẩm nhất định.
- Ăn thức ăn giàu đạm với tỷ lệ cân đối giữa nguồn động vật và thực vật, nên tăng cường ăn cá.
- Sử dụng chất béo ở mức hợp lý, chú ý phối hợp giữa dầu thực vật và mỡ động vật.
- Khuyến khích tất cả mọi người kể cả người lớn ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển
- Ăn đúng bữa, không ăn vặt; không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn.
- Các con cần được ăn bữa sáng đầy đủ.
- Sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với mỗi lứa tuổi.
- Không ăn mặn
Ngoài việc cung cấp cho cơ thể đầy dủ chất dinh dưỡng cần phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đảm bảo ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.
NHỮNG ĐIỀU HỌC SINH NÊN LÀM
- Thực hành dinh dưỡng hợp lý.  Ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.  Hạn chế ăn, uống đồ ngọt như bánh, kẹo, kem, chè, nước ngọt đóng chai, nước trái cây có thêm đường, v.v. nhất là trước khi ăn cơm và trước khi đi ngủ để phòng chống sâu răng, béo phì.  Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo như thịt mỡ, thức ăn rán ngập dầu/mỡ, phủ tạng động vật, các đồ ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, v.v.  Giảm muối và gia vị chứa nhiều muối. Nên sử dụng muối iod.
- Tăng cường hoạt động thể lực.
Tích cực tham gia các giờ thể dục ở trường.
Tham gia chơi các trò chơi vận động trong giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học.
 Tham gia các hoạt động thể thao.
Tích cực giúp cha mẹ làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, phụ giúp công việc làm bếp.
Không nên lười vận động như ngồi lâu xem tivi, chơi trò chơi điện tử, dùng máy tính, điện thoại

 T. M Ban giám hiệu                                               Người biên soạn
 


          Đỗ Thị Hồng Thúy                                                       Lê Thị Hòa

 
 Thời gian thực hiện: Giờ chào cờ ngày 22/01/2024.
Người thực hiện: Lê Thị Hòa
Đường tuyền truyền : Qua zalo, tuyên truyền miệng.
Hình thức tuyên truyền: Có bài tuyên truyền.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây