Kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm học 2022 - 2023

Thứ tư - 23/08/2023 10:15
KẾ HOẠCH
Phòng, chống dịch bệnh
Năm học 2022-2023

     
Căn cứ công văn số 1191/TTYT- YTCC&DD ngày 21/08/2023 của trung tâm y tế huyện Thanh Oai về việc đảm bảo công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh trong trường học.
Trường TH Hồng Dương xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong trường học năm học 2023-2024 như sau:  
I. MUC ĐÍCH – YÊU CẦU    
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm chủ động tự phòng dịch bệnh của Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh, tránh lan ra cộng đồng.
- Giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh hiểu rõ được tác hại, nguy cơ của dịch bệnh từ đó có các biện pháp phòng dịch, chủ động phòng dịch bệnh cho chính mình cũng như cho những người xung quanh. Không để dịch bệnh lan rộng trong trường hoc.
2. Yêu cầu
- Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh có ý thức, trách nhiệm. Hiểu rõ được tác hại và nguy cơ của dịch bệnh. Xác định phòng chống dịch bệnh là bảo vệ sức khoẻ cho chính mình cũng như cho cộng đồng.
- Giáo viên, nhân viên, học sinh , phụ huynh học sinh phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo nhà trường, cán bộ Y tế trường, UBND xã, Trạm Y tế xã trong việc tuyên truyền, phòng chống và phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc dịch bệnh trong trường từ đó có biện pháp xử lý khi có dịch sảy ra đồng thời hạn chế lan rộng trong trường học và cộng đồng.
II. NỘI DUNG
1. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh
- Chỉ đạo các thành viên trong ban phòng, chống dịch bệnh thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo đúng kế hoạch đề ra. 
- Chỉ đạo thực hiện lồng ghép tuyên truyền các hoạt động phòng, chống dịch bệnh vào các môn học, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp vv…
- Báo cáo đột xuất hoặc định kì theo quy định hoặc khi có dịch bệnh.
2. Công tác tuyên truyền và Giáo dục phòng dịch, bệnh truyền nhiễm.
a. Đối với Cán bộ giáo viên - công nhân viên nhà trường
- Tuyên truyền tới cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường về nguyên nhân, dấu hiệu bệnh, tác hại, cách phòng tránh, phát hiện các dịch bệnh như: sởi, quai bị, rubella, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, cúm, Tay – chân – miệng…qua các buổi họp hội đồng, giao ban.vv.....
- Tuyên  truyền tới cán bộ, giáo viên ý thức tự bảo vệ mình trước dịch bệnh và tự giác cách ly khỏi cộng đồng khi có dấu hiệu nhiễm bệnh .
- Tuyên truyền ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, vệ sinh công cộng.- Phát tờ rơi, tranh ảnh, khuyến cáo, vv....cho cán bộ giáo viên, nhân viên.
b. Đối với Học sinh
- Tuyên truyền ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, vệ sinh công cộng.
- Tuyên truyền cho các em học sinh về nguyên nhân, dấu hiệu bệnh, tác hại, cách phòng tránh các dịch bệnh như: sởi, quai bị, ru bella, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, cúm, tay – chân – miệng…vào mỗi buổi chào cờ hàng tuần, và qua loa truyền thanh của nhà trường trong giờ ra chơi giữa giờ, qua bảng tin, góc y tế.
- Kết hợp với Giáo viên chủ nhiệm của từng lớp tuyên truyền cho các em Học sinh qua giờ sinh hoạt lớp.
- Kết hợp với các thầy cô giáo bộ môn GDCD, Sinh học, GDTC đưa nội dung tuyên truyền vào mỗi buổi học.
- Tuyên truyền, giáo dục các em Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân như: Rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng sát khuẩn, nhỏ mắt bằng dung dịch nhỏ mắt, mũi Nacl 0,9% hàng ngày vv....
- Dán áp phích, tranh ảnh, khuyến cáo tờ rơi vv...trong các lớp học, phòng ban, quanh khuôn viên nhà trường vv....
- Tuyên truyền cho các em học sinh tự ý thức phòng dịch, phát hiện bệnh của mình đồng thời phát hiện bệnh của những người xung quanh và tự cách ly khỏi cộng đồng khi có dấu hiệu nhiễm bệnh.
3. Công tác vệ sinh trường học
- Tổng vệ sinh toàn trường trước khi vào năm học mới: Quét dọn khu vực xung quanh trường, vệ sinh lớp học và các phòng khác, lau chùi các cửa, quét mạng nhện hàng tháng.
- Phát quang cỏ bụi rậm xung quang trường, khơi thông cống rãnh.
- Thu gom rác thải. Xử lí rác thải và đổ rác đúng nơi quy định.
- Tiệt khuẩn: Rắc vôi bột khu vực trường, nhà vệ sinh, cống rãnh vv...
- Sát khuẩn: Pha dung dịch CloraminB vào nước dùng, vào bể nứơc mưa.     - Lau rửa các lớp học phòng ban bằng dung dịch Cloramin B khi có dịch sảy ra.
- Phối hợp với UBND xã, trạm Y tế xã phun hoá chất diệt muỗi, côn trùng và sát trùng lớp học.
- Vệ sinh các khu vệ sinh của CB – GV – NV – HS hàng ngày và vệ sinh khu rửa tay. Có xà bông diệt khuẩn tại các vòi rửa tay.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thân thể, nơi sinh sống.
- Phối hợp UBND xã, trạm y tế xã, thôn xóm thực hiện tổng vệ sinh theo lịch của địa phương. Lịch phun thuốc, hóa chất nếu có.
4. Chống dịch bệnh
- Khi có dịch bệnh sảy ra trong và ngoài nhà trường, cần xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể để phòng chống dịch bệnh theo quy định của nhà nước.
- Phân công cán bộ trong Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh cùng với cán bộ Y tế trường ứng trực trong ngày.
- Giáo viên chủ nhiệm chủ động theo dõi sát xao đến các em học sinh lớp mình. Các em học sinh tự chủ động theo dõi sức khoẻ của mình và các bạn trong lớp học. Gia đình học sinh chủ động theo dõi sức khoẻ của con em mình. GVCN báo cáo kịp thời tình hình các em học sinh trong lớp mình.
- Kết hợp với gia đình các em học sinh để theo dõi tình hình dịch bệnh tại các hộ gia đình, địa phương.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện làm việc cho cán bộ y tế và cơ số thuốc thiết yếu về phòng chống dịch bệnh, bảo hộ y tế đủ đáp ứng yêu cầu phòng dịch.
- Phối hợp với UBND xã, trạm Y tế xã để được hỗ trợ về các biện pháp phòng, xử trí dịch và chuyên môn.
- Cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh chủ động theo dõi sức khoẻ hàng ngày để phát hiện triệu chứng bệnh. Nếu có biểu hiện của các bệnh dịch thì thông báo cho Ban giám hiệu nhà trường, Y tế nhà trường để có biện pháp xử trí và tránh lây lan rộng.
- Cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh nếu phát hiện triệu chứng dịch bênh  khi đang ở trường thì chủ động cách ly với những người xung quanh và báo với cán bộ Y tế trường, cách ly vào phòng riêng, theo dõi các triệu chứng khác. 
+ Thông báo cho UBND xã, trạm Y tế xã, gia đình học sinh kết hợp với nhà trường xử trí trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh trên.
+ Ban Giám hiệu nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm giải thích cho các em hiểu để biết cách phòng tránh,tránh sự lo lắng hoang mang không cần thiết.
5. Trang, thiết bị, thuốc, kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
* Trang thiết bị, thuốc.
- Bổ sung, dự trù thuốc, trang thiết bị cho phòng y tế như: 
+ Trang thiết bị: Khẩu trang, khăn mặt, khăn lau, xô, chậu, chổi lau nhà, găng tay vệ sinh, găng tay y tế, kẹp nhiệt độ, cốc, túi chườm, xà bông diệt khuẩn, thuốc xịt muỗi, dung dịch sát khuẩn lau sàn nhà  vv…
+ Thuốc: cồn, nước muối sinh lý Nacl 0,9% để nhỏ mắt mũi và chai súc miệng, thuốc hạ sốt paracetamol 500mg, Oresol, Smecta, loperamide vv…
*Kinh phí   :
- Thực hiện chi các hoạt động phòng chống dịch theo quy định nhà nước. Lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa giáo dục và BHYT trích lại cho nhà trường .
III. CÔNG TÁC KIỂM TRA, BÁO CÁO
- Hàng ngày các em lớp trưởng hoặc ban cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm của từng lớp báo cáo tình hình sức khoẻ của các em học sinh trong lớp mình cho Ban chỉ đạo biết để kịp thời phát hiện dịch bệnh, xử lí tránh lây lan ra toàn trường và cộng đồng.    

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây